Nhận Biết Một Số Loại Mã Hóa

I. Thuật toán Base64Encode
Thuật toán chia đầu vào thành những nhóm gồm 6bits (giá trị từ 0->63) và rồi chuyển chúng lại thành mã ASCII theo hình sau. Kỹ thuật coding này làm gia tăng kích thước file lên 33%, bởi vì 3 bytes trở thành 4 ký tự.



Lưu ý: Nếu như không đủ để gộp thành 6 thì thêm 0 cho đủ và có dấu = là ký tự đặc biệt để kết thúc trong trường hợp không đủ 3. Vì đầu vào theo encoding bằng base64 thì nó sẽ nhóm lần lượt 6 bit thành một và dựa theo bảng trên (64 kí tự) để quy đổi ngược lại ký tự.

Ví dụ:
‘A’ chuyển sang bit sẽ là 01000001
Nhóm 6 bit đầu sẽ trở thành 010000 còn dư 2 bit 01 thì thêm 0000 vào cho đủ 6 bit. Đối chiếu bảng trên ta có 010000 là Q. Vậy ký tự A sau khi encode base64 sẽ là QQ==. Sở dĩ có 2 dấu == là do, cứ 3 ký tự thông thường sẽ chuyển được 4 ký tự ở dạng Base64 và trường hợp này ko đủ nên xuất hiện hai dấu ==.

II. Kỹ thuật salt trong HASH.
Như ta đã biết MD5(haison) nó sẽ ra một HASH e9197849e07df68389b612875b22a03f (128 bits). Như vậy nếu có từ điển thì có thể so khớp hai HASH này với nhau nếu như trùng thì suy ngược lại chuỗi gốc. Để tránh tình trạng này thì có thể sử dụng kỹ thuật salt trong HASH như sau:
MD5(MD5(haison):key) như vậy HASH cuối cùng sẽ là kết quả của
MD5(e9197849e07df68389b612875b22a03f:key), như vậy khả năng mà e9197849e07df68389b612875b22a03f:key có trong từ điển là rất thấp.
Ví dụ trong Unix hash nó sẽ như sau: $uid:$salt:$password.

III. NT-LM
Sử dụng 32 ký tự và được sử dụng để mã hóa mật khẩu trong Windows. Và cũng giống như MD5, nó sử dụng salt để tăng tính an toàn. Trong Windows nó sử dụng như sau:
username:random:LM:NT::::

IV. Các bước nhận biết và giải mã



Ban đầu ta sẽ có tập ký tự nếu như mà thực hiện giải mã ngay có thể vấp một số trường hợp mà người lập trình có thể sử dụng nhiều kỹ thuật kết hợp, do vậy dẫn đến tốn thời gian trong việc giải mã mà không có kết quả gì. Do vậy sau khi ta có tập ký tự thì phải quan sát và phân tích nó trước, quy trình thì giống như hình trên.
Ví dụ nếu bắt gặp trong chuỗi nhận được có ký tự & hoặc = thì có thể phỏng đoán nó là HTML hoặc Base64.

Ví dụ 1 Bắt gặp một chuỗi như sau: JTNDcGFzc3dvcmQlM0QlMjJUJTNBaGFraW45JTNBVCUyMiUzRQ==. Ta nhận thấy có dấu = có thể phỏng đoán nó dùng Base64. Do vậy ta dùng Base64decode và kết quả ta nhận được là %3Cpassword%3D%22T%3Ahakin9%3AT%22%3E, chúng ta lại thấy chưa phải là kết quả cuối cùng nhận được, quan sát tiếp ta lại thấy %num, có thể đây là URL char code và chúng ta decode tiếp một lần nữa:!password="T:hakin9:?, nhìn chuỗi bây giờ có thể xác định là chuỗi đích cần tìm.

Ví dụ 2: Bắt gặp một chuỗi như sau
YWM2MThiODhmNmNkODA4ZDk1ZmEzN2NiYTA2YWU1ZTA%3D, ta có quan sát chỉ thấy %3D là có thể encode bởi URL char code nên ta đổi ngay %3D--> = và ta có chuỗi mới YWM2MThiODhmNmNkODA4ZDk1ZmEzN2NiYTA2YWU1ZTA=. Có chuỗi mới ta lại phỏng đoán tiếp là có dấu =, khả năng này là Base64Encode, ta decode Base64 ta được như sau ac618b88f6cd808d95fa37cba06ae5e0 là một dang full hexa có chiều dài là 32, Do vậy nó là MD5

Share on Google Plus

About Vo Uu

Tác Giả là người chuyên nghiên cứu về các kỹ thuật hacking, security, marketing, là người có góc nhìn lạ và đi sâu vấn đề cũng như là một con người thẳng thắn góp ý. Nếu sử dụng bài trên blog mong các bạn dẫn lại nguồn tác giả!!! Tác Giả rất mong có sự đóng góp hội ý từ cộng đồng để cho an toàn an ninh mạng việt nam ngày càng được an toàn hơn!!

0 nhận xét:

Post a Comment