Việc theo dõi các chỉ số KPI sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả của các hoạt động Marketing, tuy nhiên cũng tùy quy mô và chi phí hoạt động công ty mà chúng ta vận dụng sao linh hoạt và phù hợp nhất. Với quy mô nhỏ, ta nên vận dụng hình thức Internet Marketing sẽ ít chi phí và hiệu quả khá cao.
I. KPI về internet marketing
1. Tỉ lệ người truy nhập mới:
- Tỷ lệ này bằng số người truy cập mới / tổng số người truy cập.
- Bằng cách đánh giá riêng tỉ lệ hoán chuyển người truy nhập mới, bạn mới có thể nhìn thấy rõ hơn hiệu lực của những công cụ tìm kiếm hay các chiến dịch quảng cáo của công ty.
2. Tỉ lệ quay lại của người truy nhập cũ
- Bằng cách theo dõi tỉ lệ này, bạn có thể biết Web site của bạn có được nhiều khách hàng quan tâm hay không, từ đó có chiến lược đối với nội dung Web site.
3. Số trang xem/ truy nhập
- Tỷ lệ này phản ánh sự hấp dẫn site đối với người xem.
- Việc tăng tỉ lệ trang xem/ truy nhập chỉ ra nội dung của bạn đang được người đọc quan tâm bằng việc người xem dành thời gian để xem các trang.
- Tuy nhiên một tỉ lệ cao cũng có thể là do quy trình thanh toán và xem sản phẩm phức tạp quá mức cần thiết.
4. Số hàng/ đặt hàng
- Bạn nên có một công cụ theo dõi bao nhiêu hàng được xem trên một lần đặt hàng. Điều này giúp bạn tìm hiểu được hành vi của người mua hàng để từ đó đưa ra chiến lược marketing và bán hàng phù hợp hơn.
5. Giá trị đặt hàng trung bình
- Tuỳ theo từng lĩnh vực kinh doanh mà giá trị đặt hàng trung bình sẽ khác nhau, chính vì vậy mục tiêu về giá trị trung bình của bạn cũng khác nhau. Tuy nhiên nếu bạn đo lường giá trị này thường xuyên, bạn sẽ có thông số giữa các năm, điều này hỗ trợ cho marketing rất nhiều.
6. Tỉ lệ bỏ Web ngay khi truy nhập
- Sự kiện này xảy ra khi một người truy nhập một trang trên site của ban và cũng ngay lập tức họ nhấn chuột rời bỏ Web site ra không quay trở lại.
- Tỉ lệ bỏ Web cao có thể do nhiều yếu tố trong đó có các yếu tố thời gian tải Web chậm, nội dung không phù hợp với người truy nhập, thiết kế giao diện không cuốn hút, ...
- Bạn nên theo dõi liên tục tỉ lệ bỏ Web này trong các trang Web quan trọng bao gồm trang chủ và những trang có SEO hoặc PPC.
7. Thời gian tải trang Web
- Thời gian tải trang Web chậm có thể là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tỉ lệ bỏ Web ngay khi truy nhập cao.
- Bạn nên kiểm tra thời gian tải trang Web với nhiều tốc độ kết nối hoặc với các công cụ kiểm tra trực tuyến.
8. Nguồn truy nhập vào Web site của bạn
- Với công cụ Google Analytics cho phép bạn theo dõi nguồn truy nhập theo 3 danh mục: Truy nhập trực tiếp (bằng cách gõ trực tiếp URL Web site của bạn), Truy nhập từ kết quả tìm kiếm (kết quả trả về bao gồm cả SEO và PPC), cuối cùng là từ các site tham chiếu (từ bất cứ site nào liên kết đến Web site của bạn).
- Tuỳ theo mỗi site mà tỉ lệ truy nhập có khác nhau, tuy nhiên nếu số lượng người truy nhập trực tiếp tăng lên, điều này đồng nghĩa với thương hiệu của bạn đang được nhiều người quan tâm.
9. Số lượng đặt hàng trên mỗi khách hàng trong một năm
- Con số này cho bạn biết một người khách hàng đặt hàng bao nhiêu lần trong một khoảng thời gian. Đây là một công cụ tốt cho phép bạn xác định bạn nên chi bao nhiêu tiền cho marketing hoặc làm marketing lại.
10. Tỉ lệ huỷ bỏ thanh toán/ giỏ hàng
- Bạn nên đo lường tỉ lệ phần trăm số khách hàng rời bỏ thanh toán/ giỏ hàng trong từng bước thanh toán.
- Chẳng hạn: bao nhiêu phần trăm khách hàng rời bỏ sau khi đưa sản phẩm vào giỏ hàng? Sau khi nhập thông tin hoá đơn, vận chuyển?
- Sau khi nhập thông tin thẻ tín dụng? Tỉ lệ rời bỏ quá cao là dấu hiệu của quy trình thanh toán không tốt.
11. Số lượng bỏ Web ngay khi truy nhập/ Số lượng truy nhập trang chủ
12. Số lượng bỏ trang một sản phẩm ngay khi truy nhập/ Số lượng truy nhập trang sản phẩm đó
13. Số lượng bỏ trang sản phẩm ngay khi truy nhập (người mới)/ Số lượng người mới
14. Số lượng bỏ trang sản phẩm ngay khi truy nhập (người cũ)/ Số lượng người cũ
Cụ thể hơn, ta có thể thiết lập các KPI cho từng công tác triển khai, như sau:
A. Chỉ số KPIs cho công tác SEO
SEO là công tác tối ưu hóa website và đưa website lên top 10 công cụ tìm kiếm ứng với một số từ khóa nhất định. Vậy liệu chỉ số đánh giá hiệu quả SEO có phải chỉ là vị trí của từ khóa trên công cụ tìm kiếm?
Đã có rất nhiều cá nhân và doanh nghiệp mắc sai lầm khi chỉ đánh giá hiệu quả SEO thông qua kết quả vị trí từ khóa trên google. Thực tế SEO là một công tác phức hợp nhiều công việc trong đó có thể tổng hợp thành 3 phân đoạn công việc chính là:
1. Xác định từ khóa: hay tương đương với công việc xác định nhu cầu thị trường và đối tượng khách hàng mục tiêu
2. SEO onpage: Tối ưu hóa website phục tốt cho người dùng và công cụ tìm kiếm
3. SEO offpage: Marketing cho website tới khách hàng cũng như các công cụ tìm kiếm.
Vậy ứng với từng phân đoạn công việc như vậy, các chỉ số KPI để đo lường hiệu quả từng phân đoạn công việc là gì ?
- Từ khóa SEO có bao nhiêu lượng tìm kiếm/tháng.
- Vị trí xếp hạng từ khóa SEO thay đổi như thế nào trên công cụ tìm kiếm so với trước khi SEO.
- Lượng truy cập website thông qua tìm kiếm google ứng với từ khóa SEO là bao nhiêu/ngày/tháng.
- Tỷ lệ khách truy cập mới, khách truy cập cũ quay lại website là bao nhiêu
- Số trang xem/truy cập là bao nhiêu.
- Thời gian khách hàng lưu lại trên website trung bình là bao lâu
- Tỷ lệ chuyển đổi mua hàng là bao nhiêu
- Thời gian tải website là bao nhiêu.
- Thứ hạng Alexa website thay đổi như thế nào so với thời điểm trước khi làm SEO
- Chỉ số Page Rank website thay đổi như thế nào so với trước khi làm SEO
- Độ phủ website trên môi trường Internet như thế nào so với trước khi làm SEO (số lượng backlink, chất lượng backlink).
B. Chỉ số KPIs cho chiến dịch truyền thông mạng xã hội:
Mạng xã hội là kênh bán hàng và quảng bá thương hiệu vô cùng hiệu quả hiện nay đặc biệt đối với các mặt hàng về tiêu dùng, công nghệ, thời trang, … Vậy những chỉ số nào đánh giá chiến dịch truyền thông mạng xã hội của bạn đã đạt hiệu quả như mong muốn.
1. Đối với mạng xã hội Google +
Google + là mạng xã hội hỗ trợ công tác SEO hiệu quả nhất, bên cạnh đó là nhận biết thương hiệu. Bạn cần kiểm soát hiệu quả của kênh Google + thông qua các chỉ số sau:
- Có bao nhiêu bạn bè trong vòng kết nối tài khoản cá nhân
- Có bao nhiêu người theo dõi trang Google +
- Mức độ tương tác các thông điệp trên Google + như thế nào (+1, comment, share)
- Lượng truy cập website đến từ Google + là bao nhiêu/ngày/tháng.
2. Đối với mạng xã hội Facebook.
Facebook là kênh bán hàng, quảng bá thương hiệu và chăm sóc khách hàng tuyệt vời. Để phát huy hiệu quả cao nhất của mạng xã hội Facebook, trước tiên là yêu cầu thẩm mỹ của hình ảnh avatar và hình ảnh cover của tài khoản cá nhân cũng như Fanpage facebook. Ngoài ra bạn cần chú ý các chỉ số sau:
- Tốc độ tăng fan (lượng like) bao nhiêu/ngày/tháng.
- Đối tượng fan có thuộc nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp (giới tính, độ tuổi, vị trí, ngôn ngữ, ….)
- Mức độ tương tác của Fanpage (thấy, click đọc, like, comment, share các thông điệp trên fanpage) như thế nào.
- Các sự kiện trên Fanpage có bao nhiêu người biết đến, bao nhiêu người được mời, bao nhiêu người tham gia.
- Số lượng đặt hàng trực tiếp từ fanpage là bao nhiêu/ngày/tháng.
- Lượng truy cập website đến từ Facebook là bao nhiêu/ngày/tháng.
- Lượng truy cập chuyển đổi thành khách hàng là bao nhiêu/ngày/tháng.
3. Đối với mạng xã hội YouTube
YouTube là kênh quảng bá thương hiệu tuyệt vời thông qua các video clip vì nó có một lợi thế mà những kênh khác không thể có được đó là tính trực quan, sinh động và thu hút.
Ngoài những yêu cầu về thẩm mỹ của việc thiết thế giao diện kênh YouTube, chất lượng các video clip được tải lên thì bạn cần quan tâm đến những chỉ số sau:
- Có bao nhiêu người đăng ký theo dõi kênh YouTube.
- Kênh YouTube có được liên kết với bao nhiêu mạng xã hội khác
- Mức độ tương tác mỗi video trên kênh YouTube như thế nào (số người xem, like, comment, share video là bao nhiêu).
- Lượng truy cập website từ kênh YouTube là bao nhiêu/ngày/tháng.
C. Chỉ số KPIs cho chiến dịch Email Marketing
Email marketing được xem là linh hồn của hoạt động Marketing online, một kênh bán hàng và chăm sóc khách hàng chủ động, và nó thích hợp với hầu hết các ngành hàng kinh doanh.
Vậy đo lường hiệu quả của chiến dịch Email marketing thông qua những chỉ số nào?
- Lượng data khách hàng thu thập được là bao nhiêu/ngày/tháng.
- Lượng email sống/tổng số email thu thập được là bao nhiêu
- Lượng email gửi thành công/tổng số email gửi
- Số lượng email vào inbox, lượng mail vào spam
- Lượng người open (số người mở mail) và lượng open (tổng số lượt mở mail) trong mỗi lần gửi mail.
- Lượng người click vào đường link trong mail
- Số lượng từ chối nhận email
- Số lượng email được forward cho người khác.
- Lượng truy cập website từ email chuyển đổi thành khách hàng.
D. Chỉ số KPIs cho các chiến dịch quảng cáo trực tuyến.
1. Quảng cáo Google Adword
Bản chất của quảng cáo Google adword là tính chi phí theo lượng click vào quảng cáo, và khách hàng chỉ phải trả tiền cho những quảng cáo hợp lệ. Tuy nhiên chi phí trên 1 click là cao hay thấp thì lại tùy thuộc vào kinh nghiệm cũng như nghệ thuật của người chạy quảng cáo.
Vì vậy cho dù bạn tự mình chạy quảng cáo hay thuê một đơn vị cung cấp dịch vụ quảng cáo google adword thì bạn cần phải chú ý tới các chỉ số đo lường hiệu quả của chiến dịch sau:
- Lượng tìm kiếm của từ khóa chạy quảng cáo là bao nhiêu/tháng
- Giá thầu (chi phí) cho 1 click là bao nhiêu
- Số lần hiển thị và số lần click vào quảng cáo là bao nhiêu/ngày.
- Vị trí của quảng cáo nằm ở đâu mỗi lần hiển thị
- Điểm chất lượng quảng cáo là bao nhiêu
- Tỷ lệ chuyển đổi, chuyển đổi mua hàng từ click vào quảng cáo là bao nhiêu.
2. Quảng cáo Facebook
Quảng cáo qua facebook là một kênh khá hiệu quả với chi phí thấp. Bạn cần kiểm soát hiệu quả chiến dịch quảng cáo facebook thông qua các chỉ số sau:
- Ngân sách/ngày cho quảng cáo là bao nhiêu
- Mức độ hiển thị quảng cáo/ngày là bao nhiêu
- Tốc độ tăng like/tổng số lần hiển thị/ngày là bao nhiêu
- Mức độ tương tác/thông điệp quảng cáo là bao nhiêu (nếu là quảng cáo tăng tương tác).
II. KPI về quảng cáo (truyền hình,TVC):
1. Chi phí quảng cáo trên 1000 khán giả mục tiêu:
- Bạn nên tính chi phí quảng cáo này cho từng kênh khác nhau để xác định hiệu quả của từng kênh.
- Bạn có thể tính trung bình cho tất cả các kênh và so sánh với đối thủ cạnh tranh để so sánh hiệu quả.
2. Mức độ biết đến sản phẩm: được đo lường trước và sau quảng cáo
- Tỷ lệ = số người nhận ra sản phẩm của bạn/tổng số người thu thập.
- Tỷ lệ này được đo lường trước và sau khi quảng cáo.
3. Tỷ lệ phần trăm những người nhận lại (nhớ có trợ giúp), nhớ lại (nhớ không cần trợ giúp)những chi tiết trong thông điệp quảng cáo
4. Đánh giá của khách hàng về các thông điệp quảng cáo (tính gây ấn tượng, khả năng tạoniềm tin)
5. Mức độ ưa thích của khách hàng đối với thông điệp và chương trình quảng cáo
6. Số lượng người hỏi mua sản phẩm được quảng cáo sau chương trình quảng cáo
7. Doanh thu của sản phẩm được quảng cáo: được đo lường trước và sau chương trìnhquảng cáo
- Bạn cần đo lường toàn bộ công ty và nhiều kênh bán hàng khác nhau.
- Bạn có thể dùng phương pháp cắt các thông điệp quảng cáo khi đến mua hàng giảm giá để đo lường hiệu quả của từng kênh.
- Một cách theo dõi và đo lường rất thực tế, hiệu quả mà bạn đừng bỏ qua là hỏi các khách hàng, họ biết về công việc kinh doanh của bạn từ nguồn thông tin nào.
II. KPI về hoạt động khuyến mãi
1. Tỷ lệ doanh số thời gian khuyến mãi và trước khi khuyến mãi. Nếu số lượng khuyến mãi thấp chứng tỏ sản phẩm của bạn không hấp dẫn hoặc là hoạt động truyền thông chưa được tốt.
2. Tỷ lệ doanh thu sau khuyến mãi và trước khuyến mãi. Sau thời gian khuyến mại thường là doanh thu giảm xuống, do khách hàng chưa dùng hết sản phẩm. Do vậy tỷ lệ doanh thu thấp hơn so với trước khuyến mãi cùng không làm bạn lo lắng.
3. Tỷ lệ doanh thu sau khuyến mãi (một thời gian dài) / trước khi khuyến mãi. Nếu tỷ lệ này thấp hơn so với trước khi khuyến mãi chứng tỏ hiệu quả khuyến mãi của bạn chưa tốt.
4. Tỷ số chi phí khuyến mại (giải thưởng, quảng cáo cho khuyến mại, quản lý khuyến mại) trên doanh thu .
III. KPI về hoạt động quan hệ công chúng
1. Hiệu quả bài pr, thông cáo báo chí
- Chỉ số này phản ánh các đơn vị truyền thông đã đăng tải nội dung thông điệp có hiệu quả hay không?
- Mỗi bài pr bạn liệt kê ra các ý quan trọng mà bạn muốn truyền thông và cho điểm trọng số vị trí quan trọng của ý đó. Tổng trọng số là 10.
- Bạn đánh giá xem báo nào đã đăng tải đúng bao nhiêu ý, ví dụ 3 ý thì bạn cộng các điểm lại.
- Tiếp đó bạn đánh giá nội dung thuyết phục của bài đó. Thang điểm là 10.
- Điểm trung bình hiệu quả của báo đó = (điểm nội dung + điểm thuyết phục)/2.
- Bạn đánh giá trọng số mức độ quan trọng của tất cả các tờ báo mà bạn tham gia, tổng trọng số là 10.
- Nhân trọng số với điểm hiệu quả và cộng tất cả lại / 100.
2. Thăm dò dư luận
- Mục đích là tiến hành thăm dò sự hiểu biết đúng đắn khách mời và các đại lý, nhà phân phối đã đọc thông cáo báo chí trên báo.
- Việc tìm hiểu chia nên chia làm 2-3 kỳ, lý do là chương trình Pr có tác động lâu dài, số liệu thu nhập chỉ mang tính tạm thời.
3. Mức độ biết đến doanh nghiệp thông qua những chương trình quan hệ công chúng đã làm .
- Đo lường kết quả trước và sau khi thực hiện chương trình PR áp dụng cho những công việc có kết quả dễ đo lường
4. Mức độ biết đến sản phẩm thông qua những chương trình quan hệ công chúng đã làm
- Đo lường kết quả trước và sau khi thực hiện chương trình PR áp dụng cho những công việc có kết quả dễ đo lường
5. Nhận thức của khách hàng và công chúng về hình ảnh của sản phẩm và doanh nghiệp
- Đo lường kết quả trước và sau khi thực hiện chương trình PR áp dụng cho những công việc có kết quả dễ đo lường
6. Phản hồi ý kiến của đối tượng
- Các đối tượng có thể viết bài nói về cảm nghĩ gởi đến báo chí
- Lượng người gọi ĐT đến công ty nhằm biết thêm thông tin
- Lượng khách hàng phàn nàn về thông tin công ty
Trên đây là những chỉ số KPIs cho chiến dịch Marketing online của bạn, đo lường hiệu quả theo từng kênh triển khai. Cho dù công ty bạn tự thực hiện hay là thuê một nhà cung cấp dịch vụ Marketing online thực hiện thì bạn cũng cần phải xây dựng được những chỉ số này để đánh giá. Đừng chỉ tin vào những cam kết, hứa hẹn, hãy đánh giá bằng những con số thực tế, hiệu quả thực tế.
0 nhận xét:
Post a Comment